Trước thềm Mỹ công bố dữ liệu lạm phát then chốt, chuyên gia đầu tư cảnh tỉnh: Nên sở hữu loại tài sản này phòng khi số liệu mang đến bất ngờ

Các nhà đầu tư lạc quan về khả năng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ sau khi báo cáo việc làm tháng 4 cho thấy số việc làm mới và tiền lương giảm. Tuy nhiên, lạm phát vẫn là mối lo ngại chính và nhà đầu tư cần dữ liệu thực tế để chứng minh lạm phát đang giảm. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ cung cấp cái nhìn rõ hơn về lạm phát, vì nó bao gồm cả dữ liệu CPI và giá cả ở cấp độ nhà cung cấp. Nhiều nhà kinh tế lạc quan rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm, nhưng một số vẫn cảnh giác với khả năng dữ liệu bất ngờ.

Article Image

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters

Trong những ngày trước khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được công bố, tâm lý lạc quan về cơ hội “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ lan toả khắp các bàn giao dịch. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell vẫn giữ hy vọng về việc cắt giảm lãi suất sau cuộc họp chính sách mới nhất của ngân hàng trung ương. Dữ liệu được công bố sau đó cho thấy số việc làm mới và tiền lương giảm, thúc đẩy cổ phiếu quay trở lại mức kỷ lục.

Lạm phát dai dẳng là vấn đề chính khiến các nhà đầu tư lo lắng trong những tháng gần đây. Đầu năm nay, các nhà giao dịch dự đoán sẽ có 6 đợt cắt giảm lãi suất, nhưng sau đó họ nhanh chóng thay đổi quan điểm khi chỉ số CPI liên tục cao vượt dự báo. Điều đó đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán trong tháng 4 và khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.

Nhiều nhà đầu tư cho biết báo cáo việc làm tháng 4 đã phần nào xoa dịu lo lắng của họ. Vì thị trường lao động hạ nhiệt sẽ làm giảm đà tăng giá. Hiện tại, họ cần dữ liệu lạm phát thực tế để chứng minh điều đó.

Lạm phát đã giảm mạnh so với mức đỉnh của năm 2022. Câu hỏi đặt ra là liệu tỷ lệ lạm phát có thể quay trở lại mục tiêu 2% của FED hay không. Tỷ lệ lạm phát thường được đo bằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) ưa thích của ngân hàng trung ương.

Loại trừ thực phẩm và năng lượng dễ biến động, PCE lõi trong 12 tháng đã giảm xuống từ mức 4,9% vào đầu năm ngoái xuống còn 2,9%. Nhưng chỉ số này không có chuyển biến đáng kể từ lúc đó cho đến tháng 3, chững lại ở mức 2,8%.

Lạm phát PCE lõi của Mỹ

Một điểm khác biệt của tháng này là báo cáo sẽ cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn rõ hơn về PCE. Vì PCE bao gồm cả CPI và dữ liệu về giá cả ở cấp độ nhà cung cấp.

Thông thường, dữ liệu CPI được công bố trước báo cáo chỉ số giá sản xuất (PPI), khiến các nhà đầu tư không chắc chắn về thước đo của FED. Nhưng tháng này, dữ liệu PPI được công bố trong ngày 14/5, cho phép các nhà đầu tư tính nhanh PCE trong sáng hôm sau.

Nhiều nhà kinh tế vẫn lạc quan rằng lạm phát sẽ duy trì quỹ đạo giảm. Họ lưu ý rằng lạm phát hàng hóa đã chậm lại ở mức mà FED mong muốn. Các thước đo chính thức về lạm phát nhà ở vẫn ở mức cao, nhưng các nhà kinh tế vẫn kỳ vọng chúng sẽ về mức vừa phải để phù hợp với các thước đo về mức tăng tiền thuê nhà mới của khu vực tư nhân.

Lạm phát ở các lĩnh vực dịch vụ có xu hướng dịch chuyển chậm cả khi tăng và giảm. Nhưng báo cáo thị trường lao động đang hạ nhiệt là một dấu hiệu tích cực, vì chi phí lao động thường là động lực chính dẫn đến sự thay đổi giá cả trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảnh giác với khả năng lạm phát mang đến những thông tin bất ngờ.

Giám đốc đầu tư George Mateyo tại Key Private Bank cho biết việc sở hữu những tài sản như bất động sản, trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát để phòng ngừa trước thông tin nóng là điều hợp lý. Vì dữ liệu không tốt có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cổ phiếu cũng như trái phiếu.

Ông nói: “Lạm phát sẽ có phần khó khăn”.

Theo WSJ

Các bài liên quan: