TCP Việt Nam nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa bên, hướng tới phát triển bền vững cho môi trường

Tập đoàn TCP, công ty mẹ của TCP Việt Nam, đặt trọng tâm vào phát triển bền vững, tập trung vào bảo vệ môi trường. Công ty hợp tác với các tổ chức địa phương và chính phủ để thực hiện các sáng kiến bảo vệ môi trường, chẳng hạn như trồng cây, giảm phát thải carbon và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. TCP Việt Nam đã hợp tác với các tổ chức môi trường để trồng 2.700 cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, đóng góp vào mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh của chính phủ. Công ty cũng đã triển khai dự án thí điểm về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ngoài ra, TCP cam kết sản xuất bao bì tái chế 100% vào năm 2024 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Article Image

Trong chuyến công tác Việt Nam cuối năm 2023, ông Saravoot Yoovidhya, CEO Tập đoàn TCP đã khẳng định, Tập đoàn luôn đặt trọng tâm vào sự phát triển bền vững với mong muốn đóng góp tích cực cho môi trường và xã hội tại các quốc gia mà Tập đoàn đang hoạt động kinh doanh, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, trong các nỗ lực hướng tới tiếp năng lượng cho môi trường, Tập đoàn không ngừng củng cố và phát triển các sáng kiến bảo vệ môi trường bền vững, tập trung vào ba thách thức cấp bách: Trung hòa Carbon, Nền kinh tế tuần hoàn, và Quản lý bền vững tài nguyên nước.

Tại Việt Nam, nỗ lực này của TCP được thể hiện qua các chương trình hợp tác giữa công ty TCP Việt Nam và các cơ quan nhà nước, các đối tác - tổ chức môi trường toàn cầu và địa phương nhằm kiến tạo các giá trị tích cực cho môi trường.

Gần đây nhất, TCP Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu và Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai chương trình trồng cây “TCP – Hành trình vì một Việt Nam xanh” tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc.

Tại lễ phát động chương trình, Công ty đã trân trọng trao tận tay các cán bộ thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh 2.700 cây lim xẹt. Số lượng cây này sau khi được trồng sẽ phủ xanh vùng rừng rộng 9 héc-ta, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị các hệ sinh thái rừng, phát huy vai trò của rừng và cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đây cũng là đóng góp vô cùng thiết thực nhằm hưởng ứng đề án trồng một tỷ cây xanh đến năm 2025 và cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Chính phủ.

Trong khuôn khổ chương trình, hội thảo chuyên đề “TCP Việt Nam - Hành trình vì một Việt Nam xanh” cũng đã diễn ra với sự tham gia của hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Hai chuyên gia đã cung cấp những nội dung chi tiết về các quy định liên quan đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, đồng thời đưa ra góc nhìn cụ thể về thực trạng biến đổi khí hậu song song với định hướng, chính sách phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Đánh giá về ý nghĩa của chương trình, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: “Chương trình trồng cây “TCP - Hành trình Vì một Việt Nam xanh” tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu là một trong những nỗ lực mới nhất của chúng tôi trong năm 2024. 2.700 cây xanh từ chương trình này không chỉ mang giá trị ý nghĩa đóng góp vào Đề án trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam, mà còn khẳng định sự đóng góp, đồng hành, thể hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TCP và Công ty TCP Việt Nam đối với công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới sự bền vững cho người dân Việt Nam”.

Trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, TCP Việt Nam cũng đã hợp tác cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và VietCycle (VCC) triển khai dự án thí điểm về việc thực hiện Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong năm 2022-2023.

Ở cấp Tập đoàn, TCP cam kết sản xuất bao bì tái chế 100% vào năm 2024, đạt tới trung hòa carbon trong quá trình vận hành và sản xuất tại Thái Lan cùng các thị trường quốc tế trong năm 2050, và đề ra kế hoạch đảm bảo lượng nước cung cấp cho môi trường và cộng đồng nhiều hơn lượng nước sử dụng cho sản xuất trong doanh nghiệp .

Không dừng lại ở đó, Tập đoàn TCP còn chia sẻ tầm nhìn thông qua việc tăng cường trách nhiệm trong vận hành doanh nghiệp và gây dựng mục tiêu phát triển bền vững với các đối tác trong cùng chuỗi giá trị. Cụ thể, trong năm 2022, TCP đã phát triển tài liệu tự đánh giá về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) dành cho các nhà cung cấp để cùng tìm kiếm các cơ hội nhằm cải thiện chuỗi cung ứng của Tập đoàn.

Với những nỗ lực bền bỉ trong thời gian qua, tập đoàn TCP nói chung và TCP Việt Nam nói riêng đã khẳng định cam kết lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững xoay quanh chiến lược “Quan tâm - Tiếp năng lượng cho môi trường”, thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các bài liên quan: