SJC đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, khẳng định không được hưởng lợi thậm chí còn mang tiếng trục lợi

Tổng Giám đốc SJC đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng, khẳng định chính sách này không mang lại lợi ích cho công ty. SJC không được nhập nguyên liệu và dập vàng miếng sau Nghị định 24 năm 2012, dẫn đến lượng cung vàng miếng SJC không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Bà cũng cho biết lợi nhuận của SJC sụt giảm mạnh sau năm 2012 và đề xuất mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực khác ngoài vàng miếng, đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục trong năm 2024.

Article Image

Tại họp báo thường kỳ về kinh tế, xã hội TP. Hồ Chí Minh vào chiều ngày 16/5, Tổng Giám đốc SJC bà Lê Thúy Hằng đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng và khẳng định SJC không được hưởng lợi gì từ chính sách này, thậm chí còn bị mang tiếng trục lợi.

Bà Lê Thúy Hằng phát biểu, năm 2012, SJC được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chọn là thương hiệu vàng miếng quốc gia, vì họ chiếm gần 97% giao dịch trên thị trường. Cũng trong năm này, Chính phủ ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đến nay, SJC không được sản xuất, nhập khẩu vàng nguyên kiện.

"Công ty là doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý đơn thuần và chỉ được gia công vàng móp. Tất cả hoạt động liên quan tới vàng miếng SJC đều được quản lý bởi chi nhánh Ngân hàng Nhà nước", bà Hằng khẳng định.

Bà Hằng nói thêm: "Độc quyền vàng miếng không mang lại lợi ích cho SJC, thậm chí doanh nghiệp còn bị mang tiếng trục lợi", bà nói, thêm rằng dù giá chênh lệch 15-20 triệu hay hơn nữa công ty cũng không được lợi.

Bà Hằng dẫn chứng thêm trước năm 2012 - Thời điểm Nghị định 24 chưa ra đời, vốn sở hữu của doanh nghiệp là 400 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận ròng 300-400 tỷ đồng một năm. Từ sau 2012, mức lãi sụt giảm mạnh, còn vài chục tỷ đồng.

"Lợi nhuận giảm mạnh, đời sống người lao động rất khó khăn", bà Hằng nói.

>> SJC muốn bán thêm đồ thủ công mỹ nghệ, kính mắt,... đặt mục tiêu lãi kỷ lục trong năm 2024

Bà Hằng thông tin thêm, việc SJC không được nhập nguyên liệu và không được dập vàng miếng SJC dẫn tới cầu vượt cung. Tổng Giám đốc SJC đề xuất cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh vàng được dập vàng miếng, giúp đa dạng nguồn cung. Khi đó, người dân sẽ dựa vào uy tín, thương hiệu doanh nghiệp để lựa chọn mua sản phẩm.

Bà Hằng cho biết, do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh vàng là khi mua về phải bán ngay nên tất cả số lượng vàng đấu thầu thành công phải bán liền cho người dân, nhằm đảm bảo nguồn cung cho người dân và tránh thua lỗ về phía doanh nghiệp. Công ty cũng cho biết sẽ tham gia các phiên đấu thầu tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước.

"Người dân có quyền mua vàng và đây là quyền lợi hợp pháp, cơ quan quản lý chỉ cần chống đầu cơ, tích trữ. Nhiều doanh nghiệp vàng có thể không bán nhưng SJC buộc phải bán cho mỗi người 1 lượng để có nguồn cung ra thị trường. Không bao giờ có chuyện khách đến mua mà không bán, đến bán mà không mua", bà Hằng nói.

>> Giá vàng tăng 'giật mình', các con phố vàng nườm nượp người đến xếp hàng: NHNN nói gì?

Giá vàng tăng 'giật mình', các con phố vàng nườm nượp người đến xếp hàng: NHNN nói gì?

Những 'đại gia' nào mua hơn 27.000 lượng vàng miếng SJC đấu thầu?

Đấu thầu ngày 16/5: Khối lượng vàng miếng SJC trúng thầu cao kỷ lục

Trang TTĐTTH của Công ty cổ phần Đầu tư đổi mới công nghệ INTECH

Giấy phép số 2326/GP-TTĐT do Sở TTTT Thành phố Hà Nội cấp ngày 16/6/2021

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa A7-D21, Số 9, Ngõ 11, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Thanh Hải

Ghi rõ nguồn Nguoiquansat khi phát hành lại thông tin từ website này

Thỏa thuận chia sẻ và trách nhiệm về thông tin.

Liên hệ quảng cáo

Email: [email protected]

Liên hệ: 0965 090 998 (Ms Nga)

Các bài liên quan: