Bộ Tài chính nhắc nhở các doanh nghiệp thẩm định giá

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2023 các doanh nghiệp thẩm định giá về cơ bản đã chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, chấp hành pháp luật về thẩm định giá tốt hơn mặc dù vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục khắc phục và chấn chỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá thời gian tới. Nguyên nhân chính của những thiếu sót này chủ yếu là do một số doanh nghiệp còn chưa quán triệt tốt việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá. Đặc biệt, việc cập nhật kịp thời các quy định mới, kiểm soát, kiểm tra nội bộ hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp còn chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó, một số thẩm định viên còn thiếu kinh nghiệm thẩm định giá và hiểu biết chưa sâu về tài sản thẩm định giá và thị trường của tài sản thẩm định giá nên chưa có những đánh giá, biện luận cần thiết trong quá trình thẩm định giá để có kết luận phù hợp về giá trị của tài sản thẩm định giá. Điều này được thể hiện qua một số hồ sơ thẩm định giá biện luận chưa đầy đủ về nội dung xác định cơ sở giá trị thẩm định giá; phân tích sơ sài thông tin tổng quan về thị trường tài sản; chưa thể hiện rõ ràng việc kiểm chứng thông tin thu thập. Về phường pháp thẩm định giá còn một số thiếu sót, đối với phương pháp so sánh có thể kể đến như một số hồ sơ vẫn còn những thiếu sót về nội dung phiếu khảo sát thu thập thông tin, báo giá tài sản so sánh còn sơ sài; thực hiện kiểm chứng thông tin không rõ; lập luận về các tỷ lệ điều chỉnh chưa đầy đủ, cụ thể hoặc đã có lập luận về các tỷ lệ điều chỉnh, tuy nhiên các tỷ lệ này chưa đi kèm với các biện luận và chứng cứ về thông tin giao dịch thị trường làm cơ sở để đưa ra các tỷ lệ điều chỉnh; biện luận chưa đầy đủ về xác định mức giá của tài sản thẩm định giá thông qua phân tích chất lượng thông tin của tài sản so sánh và các yếu tố như số lần điều chỉnh, tổng giá trị điều chỉnh gộp, tổng giá trị điều chỉnh thuần. Đối với phương pháp chi phí, một số thiếu sót được Bộ Tài chính nêu ra như: số liệu trước khi đưa vào tính toán chi phí thay thế chi phí tái tạo chưa chi tiết; việc điều chỉnh các chi phí đơn giá do các cơ quan có thẩm quyền quy định từ các năm trước về thời điểm thẩm định giá còn chưa đầy đủ hoặc chưa nêu cụ thể nguồn thông tin, thời điểm thu thập số liệu về chi phí/đơn giá tại hồ sơ; biện luận sơ sài bằng chứng khi đánh giá tỉ lệ hao mòn của công trình xây dựng; việc minh chứng xác định tuổi đời hiệu quả, tuổi đời kinh tế chưa chi tiết. Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu, phân tích giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai chưa chi tiết; chưa nêu cụ thể nguồn thông tin thu thập để đưa vào ước tính các khoản thu nhập/chi phí liên quan đến tài sản, biện luận chưa rõ ràng về giá trị cuối kỳ dự báo. Qua đó, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá nhận rõ những tồn tại, thiếu sót và đối chiếu với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình để nghiêm khắc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời.

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2023 các doanh nghiệp thẩm định giá (trong diện được kiểm tra) về cơ bản đã chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, chấp hành pháp luật về thẩm định giá tốt hơn mặc dù vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục khắc phục và chấn chỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá thời gian tới.

Nguyên nhân chính của những thiếu sót này chủ yếu là do một số doanh nghiệp còn chưa quán triệt tốt việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá. Đặc biệt, việc cập nhật kịp thời các quy định mới, kiểm soát, kiểm tra nội bộ hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp còn chưa thực hiện tốt.

Bên cạnh đó, một số thẩm định viên còn thiếu kinh nghiệm thẩm định giá và hiểu biết chưa sâu về tài sản thẩm định giá và thị trường của tài sản thẩm định giá nên chưa có những đánh giá, biện luận cần thiết trong quá trình thẩm định giá để có kết luận phù hợp về giá trị của tài sản thẩm định giá.

Điều này được thể hiện qua một số hồ sơ thẩm định giá biện luận chưa đầy đủ về nội dung xác định cơ sở giá trị thẩm định giá; phân tích sơ sài thông tin tổng quan về thị trường tài sản; chưa thể hiện rõ ràng việc kiểm chứng thông tin thu thập.

Về phường pháp thẩm định giá còn một số thiếu sót, đối với phương pháp so sánh có thể kể đến như một số hồ sơ vẫn còn những thiếu sót về nội dung phiếu khảo sát thu thập thông tin, báo giá tài sản so sánh còn sơ sài; thực hiện kiểm chứng thông tin không rõ; lập luận về các tỷ lệ điều chỉnh chưa đầy đủ, cụ thể hoặc đã có lập luận về các tỷ lệ điều chỉnh, tuy nhiên các tỷ lệ này chưa đi kèm với các biện luận và chứng cứ về thông tin giao dịch thị trường làm cơ sở để đưa ra các tỷ lệ điều chỉnh; biện luận chưa đầy đủ về xác định mức giá của tài sản thẩm định giá thông qua phân tích chất lượng thông tin của tài sản so sánh và các yếu tố như số lần điều chỉnh, tổng giá trị điều chỉnh gộp, tổng giá trị điều chỉnh thuần.

Đối với phương pháp chi phí, một số thiếu sót được Bộ Tài chính nêu ra như: số liệu trước khi đưa vào tính toán chi phí thay thế chi phí tái tạo chưa chi tiết; việc điều chỉnh các chi phí đơn giá do các cơ quan có thẩm quyền quy định từ các năm trước về thời điểm thẩm định giá còn chưa đầy đủ hoặc chưa nêu cụ thể nguồn thông tin, thời điểm thu thập số liệu về chi phí/đơn giá tại hồ sơ; biện luận sơ sài bằng chứng khi đánh giá tỉ lệ hao mòn của công trình xây dựng; việc minh chứng xác định tuổi đời hiệu quả, tuổi đời kinh tế chưa chi tiết.

Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu, phân tích giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai chưa chi tiết; chưa nêu cụ thể nguồn thông tin thu thập để đưa vào ước tính các khoản thu nhập/chi phí liên quan đến tài sản, biện luận chưa rõ ràng về giá trị cuối kỳ dự báo.

Qua đó, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá nhận rõ những tồn tại, thiếu sót và đối chiếu với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình để nghiêm khắc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời.

Các bài liên quan: